Theo nghiên cứu mới nhất công bố đầu năm 2018 của Đại học Yale (Mỹ), Việt Nam nằm trong top 11 quốc gia ô nhiễm bụi nhất thế giới. Ở Việt Nam, trong các thành phần ô nhiễm không khí cơ bản thì bụi cao gấp 3 – 5 lần quy chuẩn Việt Nam và cao hơn quy chuẩn thế giới. Có 4 nguyên nhân chính gây nên sự ô nhiễm bụi nghiêm trọng này là sự gia tăng của các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, đốt rơm rạ và hoạt động của các nhà máy nhiệt điện. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp cũng là một nguồn phát sinh bụi đáng kể. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi phát sinh từ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp là rất cần thiết. Một trong các biện pháp xử lý bụi công nghiệp hiệu quả là phương pháp xử lý bụi khô.

Buồng lắng, thiết bị lọc bụi ly tâm, lọc bụi bằng vật liệu lọc, lắng bụi tĩnh điện là các phương pháp xử lý bụi khô phổ biến. Sau đây là cơ chế hoạt động với từng ưu, nhược điểm riêng biệt của từng hệ thống.

Các phương pháp xử lý bụi khô tiên tiến

1/ Buồng lắng

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI KHÔ

Đây chính là một thiết bị có thể lọc các bụi bẩn từ khí thải trong sản xuất có cấu hình không gian là một hình hợp chữ nhật. Buồng lắng có tiết diện ngang lớn hơn gấp nhiều lần so với tiết diện của đường ống thực hiện chức năng dẫn khí vào. Thiết kế này nhằm mục đích giảm vận tốc của dòng khí xuống mức thấp nhất khi di chuyển vào buồng lắng. Điều này là cần thiết để đảm bảo các hạt bụi có trong khí thải đủ thời gian lắng xuống bên dưới của đáy thiết bị. Tại đây, dưới tác động của trọng lực các hạt bụi bẩn sẽ không bị dòng khói mang theo mà được giữ lại.

Buồng lắng có thể xử lý tốt các hạt bụi có kích thước lớn hơn 50µm.

Ưu điểm

  • Cấu tạo đơn giản, chi phí đầu tư ban đầu thấp với những vật liệu dễ tìm như gạch hay xi măng
  • Chi phí vận hành tiết kiệm, bảo dưỡng thấp
  • Giảm tình trạng quá tải cho các bộ phận làm việc phía sau khi đã loại bỏ hết các hạt bụi to
  • Buồng lắng làm việc tốt trong điều kiên75 nhiệt độ và áp suất cao

Nhược điểm

  • Kích thước cồng kềnh, chiếm diện tích
  • Chỉ có thể lại bỏ các hạt bụi lớn còn hạt bụi nhỏ thì không

2/ Thiết bị lọc bụi ly tâm

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI KHÔ

Thiết bị này còn có tên gọi khác là xiclon, nó có cấu tạo hình trụ, bên dưới có một phễu thực hiện chức năng thu bụi, phía dưới dùng là ống thu bụi. Với thiết bị này khí thải sẽ đi vào theo hình xoắn ốc từ trên xuống. Lực ly tâm sẽ thực hiện nhiệm vụ quạt các hạt bụi về phía thành ống, chúng va chạm, mất động năng rồi rơi xuống phiễu thu bụi. Trong khi đó dòng khí chạm vào đáy phễu bị dội ngược lại và theo đường ống thoát ra ngoài.

Để có được hiệu quả xử lý bụi cao nhất, người ta thường bố trí nhiều xiclon mắc nối tiếp, theo kiểu song song hay kiểu chùm.

Ưu điểm

  • Cấu tạo hệ thống đơn giản, có giá thành thấp
  • Khả năng làm việc liên tục, ổn định

Nhược điểm

  • Hiệu suất làm việc thấp với hạt bụi nhỏ hơn 5µm
  • Bị bào mòn cao nếu các hạt bụi có độ cứng cao
  • Không làm việc tốt với những dạng bụi có khả năng kết dính lớn

3/ Thiết bị lọc bụi bằng vật liệu lọc

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI KHÔ

Nó còn có tên gọi khác là lưới lọc. Đây là một thiết bị được cấu tạo từ một hay nhiều lớp sợi. Các lớp sợi này có tiết diện tròn tương tự nhau, nằm cách nhau từ 5-10 lần so với kích thước của hạt bụi. Khi dòng khí thải mang bụi vào bên trong thiết bị, bụi sẽ bị giữ lại bên trên bề mặt của lớp vật liệu sạch.

Ưu điểm

  • Có thể lọc các hạt bụi có kích thước nhỏ
  • Vận hành tốt với áp suất, nhiệt độ cao

Nhược điểm: 

  • Vật liệu lọc có sự thay đổi về mặt cấu trúc do bụi bám nhiều trong thời gian dài

4/ Thiết bị lắng bụi tĩnh điện

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI KHÔ

Thiết bị có cấu tạo bao gồm một dây kim loại nhẵn, có tiết diện nhỏ, được căng theo trục của ống kim loại nhờ vào đối trọng. Khi vận hành dây kim loại này sẽ được cung cấp dòng điện một chiều với hiệu điện thê trong khoảng 50 – 100kv (thường được gọi là cự âm hay ion hóa của thiết bị).

Trong khi cực dương chính là ống kim loại được bao quanh bởi cực âm này, nó sẽ được nối đất (gọi tắt là cực lắng)

Một dòng điện trường mạnh sẽ được tạo ra trong cực dương khi cấp điện thế cao vào cực âm. Lúc này khí thải mang bụi bị ion hóa và truyền điện tích âm cho các hạt bụi bởi tác dụng va chạm hay khếch tán ion. Các hạt bụi bị nhiểm điện âm sẽ di chuyển về cực dương rồi đọng lại trên bề mặt bên trong ống hình trụ, mất điện tích rồi rơi xuống phễu thu bụi.

Ưu điểm

  • Hiệu suất làm việc cao với lượng khí thải lớn
  • Làm việc tốt với hạt bụi có kích thước siêu nhỏ
  • Trong môi trường có nhiệt độ cao lên đến 5000 vẫn có thể vận hành tốt
  • Tách được cả những hạt bụi có độ ẩm cao

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao, bảo dưỡng phức tạp, dễ bị ăn mòn
  • Chiếm nhiều diện tích lắp đặt thiết bị

Trên đây là các phương pháp xử lý bụi khô phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Quý doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý khí thải hiệu quả hãy liên hệ với Cleanroomsolution qua hotline: 0937.06.02.77 để được tư vấn trực tiếp nhanh nhất nhé.