Trong môi trường kinh doanh sản xuất, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến dây chuyền thực hiện và quy trình vận hành của nhà máy. Bên cạnh việc sản xuất hàng hóa, các nhà máy cũng thải ra một lượng lớn chất thải ra môi trường. Để bảo vệ môi trường và điều kiện sống cho cư dân xung quanh khu vực sản xuất thì xử lý nước thải công nghiệp là công việc cần thiết và mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước cũng có những quy định riêng cho việc xử lý nước thải công nghiệp để đảm bảo môi trường xung quanh không bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Xử lý nước thải công nghiệp là gì?

Xử lý nước thải là công nghiệp một trong những nhiệm vụ cơ bản và quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt. Nguồn nước luôn phải được đảm bảo sạch để phục vụ cho nhu cầu của lượng lớn dân cư trong sinh hoạt hàng ngày.

Xử lý nước thải công nghiệp đòi hỏi hệ thống xử lý khá phức tạp để có thể loại bỏ các chất độc hại khỏi chất thải khi đưa ra môi trường ngoài. Hệ thống xử lý nước thải là điều kiện bắt buộc từ các cơ quan Nhà nước với mục đích bảo vệ môi trường. Nước thải là nguồn nước được thải ra môi trường trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người, chứa rất nhiều chất thải, tạp chất, vi khuẩn gây bệnh. Nước thải trước tiên phải được xử lý sạch, loại bỏ các tạp chất vi khuẩn gây bệnh trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

Quá trình xử lý nước thải công nghiệp gồm nhiều công đoạn khác nhau, tùy theo loại chất thải mà quá trình xử lý nước thải công nghiệp có thể đơn giản hoặc phức tạp. Chẳng hạn như chất thải công nghiệp (hóa chất, mùi hôi,v.v.v), nước thải y tế là nước thải thuộc dạng khó xử lý cần yêu cầu cao hơn về quy trình vận hành xử lý nước thải y tế (chứa hóa chất tẩy rửa, vi khuẩn gây bệnh, mầm bệnh).

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp

Hiện nay có 3 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tiên tiến:

– Phương pháp xử lý cơ học: Để đảm bảo tính an toàn cho các thiết bị và các quá trình xử lý tiếp theo, xử lý cơ học được xem như bước đệm để loại bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ không tan trong nước. Các phương pháp cơ học thường dùng là: lọc qua lưới, lắng, xyclon thủy lực, lọc qua lớp vật liệu cát và li tâm.

– Phương pháp xử lý hóa lý: Cơ chế của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải một chất (hoặc hợp chất) phản ứng nào đó, chất này sẽ phản ứng với các tạp chất bẩn có trong nước thải nhằm loại bỏ chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc hòa tan không độc hại. Các phương pháp hóa lý thường được sử dụng là: quá trình keo tụ, hấp phụ, oxy hóa khử, trích ly, tuyến nổi, trung hòa… Thông thường đi đôi với trung hòa có kèm theo quá trình keo tụ và nhiều hiện tượng vật lý khác.

– Phương pháp xử lý sinh học: Nói đến xử lý sinh học là nói đến các vi sinh vật. Bản chất của phương pháp xử lý nước thải công nghệ sinh học là phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải bằng các vi sinh vật có lợi. Đây là phương pháp đặc biệt hiệu quả trong việc ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải và một số chất vô cơ gây ô nhiễm khác như: H2S, Sunfit, Ammoria, Nitơ, …

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Để tư vấn chọn lựa hệ thống xử lý nước thải phù hợp, giá cả phải chăng, lắp đặt, vận hành và bảo quản đúng cách thì bạn đừng quên liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0937.06.02.77 để được tư vấn cụ thể và nhanh nhất nhé.