SƠN EPOXY PHÒNG SẠCH


TỔNG QUAN VỀ EPOXY

Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt, kháng môi trường hơn hẳn các gốc nhựa khác, là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các chi tiết máy bay, tàu thủy, giàn khoan. Gốc nhựa Epoxy không có nhóm Ester vì vậy có tính chất kết dính và khả năng kháng nước tuyệt vời, Epoxy rất lý tưởng để sử dụng trong ngành đóng tàu, là lớp lót cũng như phủ ngoài chính cho tàu chất lượng cao thay cho polyester dễ bị thủy phân bởi nước và gelcoat. Ngoài ra, do có hai vòng benzen bền vững ở vị trí trung tâm nên nhựa epoxy chịu ứng suất cơ và nhiệt tốt hơn mạch thẳng, epoxy rất cứng, dai, kháng nhiệt. 

 

Một trong những ưu điểm nổi bật của epoxy là tính co ngót thấp trong khi đóng rắn, Lực kết dính, tính chất cơ lý tuyệt vời của epoxy giúp vật liệu bám dính cực tốt lên các bề mặt không đồng nhất như: kim loại, nhựa, bê tông, kính, gỗ…

 

CẤU TẠO CỦA HỢP CHẤT EPOXY

Thực chất Epoxy dạng nguyên thể không thể có những tính chất tuyệt vời như vậy. Epoxy nguyên thể cần kết hợp với các chất khác, cách kết hợp cũng giống như cao su vậy.

Chúng ta biết đến cao su từ vài thập kỷ trước, ngày nay cao su đã không thể thiếu trong sự phát triển của con người. Nhưng sở dĩ cao su được ứng dụng rộng rãi như vậy là bởi vì tác dụng của lưu huỳnh với cao su thô là tối quan trọng. Lúc đầu cao su thô có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không có được những tính chất liên kết quý giá của hợp chất cao phân tử (dạng mạch dài). Lưu huỳnh có tác dụng nối mạch các phân tử cao su thô thành các mạch dài dạng lưới khiến cao su lưu hóa có được các phẩm chất mà cao su thô không thể có.

Tác dụng của chất đóng rắn đối với epoxy nguyên sinh cũng tương tự như vậy. Epoxy nguyên sinh có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không đạt được những bộ tính chất theo yêu cầu. Chất đóng rắn có tác dụng nối mạch các phân tử epoxy nguyên sinh thành các mạch dài dạng lưới khiến nhựa epoxy thành phẩm có các bộ tính chất mà epoxy nguyên sinh không thể có đầy đủ. Xét về bản chất hóa học, các nhóm chức epoxy không thể tự kết nối với nhau nên epoxy phải có một chất tham gia tạo ra kết nối càng bền vững càng tốt.

ỨNG DỤNG CỦA HỢP CHẤT EPOXY

Hiện nay epoxy đã trở nên phổ biến trên thế giới, Epoxy đã tạo ra một phương thức hoàn toàn mới và tiết kiệm hơn rất nhiều. Epoxy trở thành một lớp màng chịu cơ lý, bảo quản đối với mọi bề mặt vật liệu: xi măng, sắt, gỗ, nhựa…đều có thể sử dụng epoxy để bảo vệ. Epoxy còn tuyệt vời ở chỗ nó có thể được dùng với sợi thủy tinh, sợi basalt, sợi carbon để bọc những nơi chịu lực mạnh như cột buồm, bánh lái, trụ cột dây…     

Bởi những đặc tính ưu điểm kháng vượt trội này mà người ta tìm thấy được từ epoxy, vì vậy mà epoxy được bọc ở những vị trí chịu tác động cả vật lý, hóa học mạnh và liên tục. Ví dụ điển hình như thuyền, tàu thủy vỏ sắt hoặc vỏ nhôm, đầu tiên người ta bọc chúng bằng epoxy chống gỉ sét, chống ăn mòn. Sau khi bọc vỏ thuyền bằng keo epoxy, họ phủ một lớp sơn lót epoxy, rồi kết thúc bằng những loại sơn bóng có thành phần từ epoxy giống như dùng cho xe hơi, kết quả là một con thuyền với bề mặt bóng loáng như chiếc xe hơi mới chạy trên bờ mà vẫn kháng tốt với các điều kiện tiếp xúc nước biển.

Đỉnh cao của ứng dụng epoxy có lẽ là ứng dụng trong các thùng chứa Axit Sunfuric (H2SO4) đậm đặc. Dung dịch axit đậm đặc này ăn mòn hầu hết các bề mặt kim loại, hợp chất, có những chất chúng không ăn mòn được thì lại quá đắt đỏ để làm bình chứa. Epoxy được sử dụng để phủ mặt trong tiếp xúc với axit đậm đặc các thùng chứa này đem lại tính an toàn và hiệu quả tiết kiệm cao. Tuy nhiên, vì tính ăn mòn quá cao của dạng axit này, người ta vẫn phải thường xuyên sơn lại định kỳ lớp phủ trong epoxy, khoảng 6 tháng một lần.

SƠN EPOXY LÀ GÌ ?

Thành phần của sơn epoxy là gì ?

Như đã giới thiệu với các bạn ở trên về hợp chất epoxy và tính ứng dụng của nó. Nhìn chung, epoxy được biết đến với đặc tính bám dính tuyệt hảo, khả năng chống lại tác động của nhiệt và hóa chất, các đặc tính cơ học và đặc tính cách điện tuyệt vời. Vì vậy không có gì kì lạ khi epoxy nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chất phủ bề mặt (coatings).

Sơn epoxy bao gồm 2 thành phần A và B, thông thường được trộn theo tỉ lệ 4:1. Thành phần A chủ yếu là epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia…mục đích là để epoxy có màu sắc và có thể sơn được. Thành phần B là chất đóng rắn như đã đề cập ở trên, khi pha trộn với thành phần A chúng tạo ra các liên kết thật sự bền vững trong mạng lưới các phân tử epoxy.

Ứng dụng sơn epoxy vào thực tế là gì ?

Sơn epoxy có đặc tính khô nhanh, tính chất bay hơi thấp. Khi sơn epoxy được sơn và đóng rắn tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, nhờ các chất phụ gia thêm vào mà lớp phủ epoxy có độ bóng cao, rất dễ làm sạch bằng nước và các dụng cụ thông thường. 

Sơn epoxy hiện nay được sử dụng phổ biến, ứng dụng làm sàn trong các nhà máy sản xuất, gara oto, tầng hầm để xe, bệnh viện, showroom…nơi mà không có vật liệu nào có thể đáp ứng được những bộ yêu cầu kỹ thuật đặc biệt như sơn epoxy thể hiện như chịu mài mòn ma sát, chịu chùi rửa, không bám bụi, có thể kháng axit nhẹ, chống thấm nước và chịu áp lực rất tốt từ những vật nặng. 

Sơn epoxy có những loại nào ?


Trên lý thuyết, sơn epoxy có rất nhiều loại, tùy theo từng đặc tính cơ lý nào người ta yêu cầu mà sơn epoxy được pha trộn chế tạo để tạo ra các đặc tính vượt trội đó.

Trên thực tế thị trường hiện nay, thông dụng nhất là 3 loại sơn epoxy:
- Sơn epoxy không dung môi.
- Sơn epoxy dung môi dầu.
- Sơn epoxy dung môi nước.

 

 

 

 

 

SƠN EPOXY TỰ PHẲNG

Sơn epoxy hiện nay được sử dụng phổ biến, ứng dụng làm sàn trong phòng sạch của các nhà máy sản xuất, gara oto, tầng hầm để xe, bệnh viện, showroom…nơi mà không có vật liệu nào có thể đáp ứng được những bộ yêu cầu kỹ thuật đặc biệt như sơn epoxy thể hiện như chịu mài mòn ma sát, chịu chùi rửa, không bám bụi, có thể kháng axit nhẹ, chống thấm nước và chịu áp lực rất tốt từ những vật nặng. 

  

 

  

 

Sơn epoxy tự san phẳng khác gì so với sơn epoxy hệ thông thường.

  • Do có khả năng tự chảy nên chỉ sử dụng cho bề mặt ngang, không sử dụng cho bề mặt thẳng đứng
  • Không dùng dung môi để pha sơn, nếu lỡ tay thêm dung môi thì bề mặt sẽ sần sùi, nhăn nhó nên dẫn đến bị hư bề mặt
  • Dụng cụ thi công là bàn kéo răng cưa, không sử dụng ru lô hoặc máy phun để thi công
  • Trong quá trình thi công phải sử dụng ru lô gai( bằng nhựa hoặc sắt) lăn trên bề mặt đã sơn, mục đích làm hạn chế bọt khí xuất hiện trên bề mặt và làm phẳng bề mặt
  • Khi lăn sơn epoxy hệ ru lô hoặc hệ phun thì tối thiểu cần 1 người là đủ thi công, còn sơn epoxy tự san phẳng cần 5 người cho một công đoạn sơn, cần tối thiểu 3 top thợ sơn epoxy để hạn chế mối nối giữa các lần sơn

 

Định mức và tỷ lệ pha sơn epoxy tự san phẳng

  • Trên thị trường epoxy, các hãng có định mức từ 1kg đến 1,3kg trên mỗi m2, tùy theo mức độ trộn thêm cốt liệu (cát thạch anh hoặc bột đá)
  • Tỷ lệ pha tùy thuộc vào hãng sơn, thông thường từ tỷ lệ 4:1 hoặc 5:1
  • Định mức sơn Quý Khách vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vần cụ thể hơn.

 

Các khu vực sử dụng sơn epoxy tự san phẳng

  1. Nhà xưởng sản xuất thực phẩm, dược phẩm,…
  2. Bệnh viện, phòng mổ, phòng sạch
  3. Các trung tâm thương mại, showroom trưng bày sản phẩm
  4. Gara ô tô để sửa chữa, phòng trưng bày
  5. Các khu vực cần chịu tải trọng (trên 2 tấn) như nhà kho, tầng hầm để xe
  6. Các nhà công nghiệp đòi hỏi cao về yếu tố sạch sẽ, diệt khuẩn…

  

Quy trình sơn epoxy tự san phẳng:

  1. Bước 1: Mài sàn bằng máy chà nhám chuyên dụng, vệ sinh bụi bẩn
  2. Bước 2: Sơn 01 lớp sơn lót epoxy 2 thành phần
  3. Bước 3: Dùng bàn cào răng cưa kéo đều sơn epoxy khi đã trộn cốt liệu
  4. Bước 4: Xả nhám sàn epoxy khi đã hoàn thiện lớp trung gian